Người cao huyết áp nên và không nên ăn gì?

Các thực phấm tốt và không tốt cho người cao huyết áp

 Những thực phẩm tốt cho người cao huyết áp

- Rau củ và trái cây: giúp cung cấp nhiều Kali, Magné.

  •  Rau: rau lang, rau dền, rau ngót, xà lách, rau muống, mồng tơi, thìa là, cần tây, cải cúc (tần ô), lá lốt. 
  • Củ :  khoai tây, củ sắn, khoai lang.
  • Đậu: đậu xanh, đậu phộng,
  • Trái cây : bí đỏ, ổi, cà chua, cà rốt, đu đủ.

- Các thực phẩm giàu Canxi: 

  • Mè, nấm mèo, cần tây, rau dền, lá lốt, kinh giới, rau húng, thìa là, tía tô, mồng tơi, rau muống, đậu nành, v..v
  • Sữa bột tách béo, sữa đặc có đường, sữa dê tươi, sữa bò tươi.
  • Cá dầu, cá mè (ăn cả xương)

- Vitamin C và các chất chống Oxy hóa: Vỏ quả nho, các loại dâu, tỏi và các loại lá gia vị.

  • Gia vị : hành tây, tỏi , nấm hương và nấm rơm, mộc nhĩ ( nấm mèo), gừng, húng quế, kinh giới, thì là, tiêu đen, thì là 
  •  Ngũ cốc nguyên vỏ nguyên hạt: đậu Hà Lan, đậu xanh và  các loại thực phẩm ngũ cốc thô (hạnh nhân, đậu phộng, đậu lăng, hạt hướng dương,…)

II. Những thực phẩm không tốt cho người cao huyết áp
    - Muối: Nên sử dụng muối dưới 6g/ngày, tương đương 1 muỗng cà phê muối/ngày. Hạn chế muối bao gồm : bột ngọt, bột canh, nước mắm, nước tương.
    - Rượu mạnh & bia: tối đa 1 đơn vị cồn/ngày với nữ và 2 đơn vị/ngày với nam (1 đơn vị cồn tương đương rượu mạnh 30-45 độ: 45-60 ml, rượu nhẹ 12-15 độ: 150-200 ml, bia 5-7 độ: 300-360 ml).
   - Chất Béo: Hạn chế sử dụng

  • Đặc biệt là chất béo bão hòa:  sữa nguyên kem, bơ, pho mát, mỡ các loại gia súc: heo, bò, cừu; dừa và dầu dữa, cọ và dầu cọ, các sản phẩm như kem, kẹo, bánh bông lan, bánh kem...
  • Cholesterol: Trứng, thịt gia cầm (gà,vịt v..v), động vật có vú, tôm, cua, ốc, sò.

    - Nội tạng động vật: Không nên sử dụng
Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp nên: 

  •  Không hút thuốc, không uống trà quá đặc , không uống nhiều cà-phê 
  •  Tăng cường vận động và duy trì tập thể dục
  •  Duy trì lối sống ổn định về tinh thần và tâm lý
  •  Thay thế bơ động vật bằng bơ thực vật (magarin)
  •  Giảm những thức ăn ủ chua, muối lâu như mắm, tương, dưa, cà…;
  •  Giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước mắm … 
  •  Bớt dùng mì chính, bột ngọt, hạt nêm …
  •  Ăn các món luộc, hấp, kho, nướng thay cho chiên, quay, xào
  •  Hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, đồ uống có gas...
  •  Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt heo)